QLBV rừng 25/08/2017:15:19:24
Xã Hà Tiến, huyện Hà Trung phát triển mô hình trồng rừng, kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng
Hà Tiến là một xã miền núi thuộc huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa, với diện tích tự nhiên trên 1.817 ha, dân số 7.378 nhân khẩu, trong đó có 4.259 người đang ở độ tuổi lao động. Trong những năm qua cùng với sự phát triển về mọi mặt của Hà Trung, xã Hà Tiến đã đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là lĩnh vực phát triển kinh tế có những khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng đi lên, thu nhập bình quân đầu người trên 31 triệu đồng/năm, trong đó ngành nông lâm nghiệp đóng góp 48,3%.

xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 635 ha nên việc phát triển kinh tế nghề rừng luôn được chú trọng, các mô hình vườn rừng kết hợp trạng trại đã phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế, điển hình có mô hình “Trồng rừng, kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng” của hộ gia đình ông Cao Văn Viễn (Thôn Hương Đạm). Từ năm 2013 gia đình Ông Cao Văn Viễn cùng với các thành viên trong gia đình (06 người, gồm: Vợ chồng ông Viễn và 04 người con) đã trồng keo với tổng diện tích là 15 ha rừng trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp được giao; kết hợp chăn nuôi một số loài vật nuôi phù hợp dưới tán rừng, cụ thể: 150 đàn Ong; 120 con Lợn rừng F1; Bò 40 con; Dê 150 con; Gà: 500 con; về đặc điểm có những thuận lợi: Địa điểm chăn nuôi xa khu dân cư, địa hình rộng rãi, gần với thiên nhiên, tận dụng được nguồn thức ăn từ thiên nhiên, diện tích dưới tán rừng phù hợp với việc trồng cỏ cho các loài vật nuôi nên nguồn thức ăn cho các loài vật nuôi rồi dào, không mất công đi chăn thả, không bị dịch bệnh, ít tốn kém về chi phí. 

Mô hình “Trồng rừng, kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng” của hộ gia đình ông Cao Văn Viễn thôn Hương Đạm, xã Hà Tiến.

Hiệu quả mô hình mang lại:

- Phát triển kinh tế lâm nghiệp: Tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình, nâng cao thu nhập kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng đầu ra của sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi dưới tán rừng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (thực phẩm sạch: Do không dùng thức ăn chăn nuôi gia súc công nghiệp, vật nuôi không bị dịch bệnh), nên rất dễ bán và luôn bán được giá cao; hàng năm thu nhập từ chăn nuôi và khai thác lâm sản rừng trồng của hộ khoảng 850.000.000 đồng.

- Về BV&PTR, PCCCR: Diện tích rừng được gia đình bảo vệ và sử dụng đúng mục đích, không xảy ra cháy rừng và phá rừng, không để đất trống đồi núi trọc, bảo vệ rừng ổn định theo hướng bền vững; tạo cảnh quan, môi trường sinh thái./. 

Tác giả: Ngô Xuân Biên
Số lượt đọc : 1186 - Cập nhật lần cuối: 25/08/2017 03:08:24 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành