Bảo tồn thiên nhiên 14/03/2024:08:16:34
Triển khai công tác rà soát, phân bố, sinh trưởng và bảo tồn đối với loài thực vật quý hiếm Trai lý, tại khu BTTN Pù Luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

           Thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên đối với một số loài thực vật quý hiếm. Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước phối hợp với Khu BTTN Pù Luông tổ chức tuần tra, rà soát nghiên cứu về phân bố và sinh trưởng của các loài thực vật quý hiếm Trai Lý phân bố tại khu BTTN Pù Luông huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa.

           Gỗ trai là loại gỗ được lấy từ thân cây trai, là dòng gỗ tự nhiên mang giá trị kinh tế cao, có tên khoa học là (Garcinia fagraeoides A. Chev.): EN – Nguy cấp (SĐVN); IIA – Hạn chế khai thác, sử dụng (NĐ06). Gỗ trai thuộc vào nhóm I trong danh sách gỗ quý hiếm của Việt Nam. Cùng với các dòng gỗ quý khác như: Gỗ mun, giáng hương, pơ mu, muồng đen, gỗ sưa, trầm hương… gỗ trai dần khẳng định được tên tuổi và giá trị của mình trong số các loại gỗ tự nhiên quý hiếm.

           Cây trai cao khoảng từ 10m đến 25m. Lá của cây trai có bầu dục, màu lá sáng. Hoa của cây gỗ trai có màu vàng nhạt, có một mùi thơm đặc trưng vô cùng dễ nhận biết. Sau thời kỳ ra hoa, cây có quả, vị đắng. Quả chín thường đỏ mọng, vị đắng là thức ăn của dơi, chim chóc. Cây ra quả vào tháng 11 – 12, có thể làm thức ăn cho một số loài động vật, chim chóc sống trong khu vực đó.

          Gỗ trai màu vàng, rất cứng, được coi là một trong những loại gỗ quý giá. Vỏ cây trai hình trứng, sáng màu; lá trai có thể chữa được bệnh sốt rét, bệnh lị và trị ghẻ. Cây sinh trưởng chậm, tuổi đời của cây thường là 100 năm. Cây gỗ Trai có thể sống ở vùng đất úng và kháng được mọi sâu bệnh. Thân mềm, thớ gỗ mịn, màu gỗ sáng, vân gỗ đều.

          Cùng với những đặc trưng đó, tình trạng hiện nay của cây gỗ quý hiếm này đang được khai thác và sử dụng rất nhiều, dẫn đến tình trạng báo động. Cụ thể tại khu vực huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa Cây gỗ Trai Lý đã bị khai thác quá mức do các nguyên nhân tác động trực tiếp bao gồm: Khai thác gỗ trái phép, Khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức; Hoạt động canh tác nông nghiệp; Chăn thả gia súc; làm đường, khai thác đá vôi, khai thác vàng và lửa rừng cũng như các tác động gián tiếp bao gồm các hoạt động, được xếp thành 3 nhóm với 3 mức độ tác động: Sự đói nghèo; Áp lực dân số; Nhận thức của cộng đồng còn thấp; Sự phối hợp với chính quyền địa phương trong công việc quản lý hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học chưa hiệu quả và thi hành pháp luật còn hạn chế; Ảnh hưởng của kinh tế thị trường; Tác động từ hoạt động du lịch.

          Để bảo tồn loài thực vật này, Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước phối hợp với Ban quản lý KBTTN Pù Luông tổ chức tuần tra, kiểm tra ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, ngoài ra để phát triển loài cây này; trong năm 2023 đến nay Khu BTTN Pù Luông đã tổ chức trồng và nhân giống được gần 500 cây con và đã trồng tại các khu vực rừng được khoanh nuôi bảo vệ nghiêm ngặt.

           Hiện nay, để bảo tồn loài cây này cần có các biện pháp như: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư thuộc các xã vùng đệm, các vùng lân cận và khách du lịch của Khu bảo tồn về tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học; Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng; Nhân giống và có các giải pháp về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. Tìm các nguồn cơ chế chính sách để bảo vệ và phát triển rừng nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân sống gần rừng và ven rừng để giảm áp lực lên việc phải lên rừng đi khai thác gỗ để phát triển kinh tế.

Một số hình ảnh tổ chức tuần tra, rà soát phân bố của loài thực vật quý hiếm Trai Lý 

Tác giả: Nguyễn Hoàng Vân, Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước.
Số lượt đọc : 101 - Cập nhật lần cuối: 14/03/2024 08:03:34 AM
 
Gửi Email   In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành