Bảo tồn thiên nhiên 19/09/2023:08:51:46
Hạt Kiểm lâm Ven Biển tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư.

        Hằng năm từ tháng 9 đến tháng 12, nhất là gần đến mùa mưa bão là thời điểm gia tăng tình trạng săn bắt các loài chim hoang dã, chim di cư trên địa bàn các huyện do Hạt Kiểm lâm Ven Biển quản lý. Ngay từ đầu năm Hạt Kiểm lâm Ven Biển đã tham mưu cho 03 huyện, thành phố: Quảng Xương, Hoằng Hóa, Sầm Sơn ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể: Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 16/3/2023 của UBND huyện Hoằng Hóa; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 20/3/2023 của UBND huyện Quảng Xương; Kế hoạch số 1507/KH-UBND ngày 11/04/2023 của UBND TP Sầm Sơn.

         Đồng thời, chỉ đạo trạm Kiểm lâm Hoằng Kim, Kiểm lâm viên địa bàn bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra các địa bàn trọng điểm. Trong giai đoạn đầu mùa chim di cư phát hiện trên địa bàn quản lý vẫn còn tình trạng đối tượng sử dụng các công cụ, dụng cụ bẫy bắt chim như: lưới, bẫy dính, chim mồi, cò xốp, loa dẫn dụ, lều cò, Kiểm lâm địa bàn đã báo cáo Hạt trưởng tham mưu cho các huyện, thành phố ban hành công văn tăng cường công tác bảo vệ các loài chim di cư như: Công văn số 3202/UBND-NN ngày 08/9/2023 của UBND huyện Quảng Xương; Công văn số 2505/UBND-NN& PTNT ngày 12/9/2023 của UBND huyện Hoằng Hóa; Công văn số 4421/UBND-KT ngày 14/9/2023 của UBND thành phố Sầm Sơn. Đơn vị cũng đã tham mưu cho UBND các huyện, thành phố thành lập đoàn liên ngành gồm Kiểm lâm, Công an, Phòng kinh tế, Phòng Nông nghiệp, Đội quy tắc và UBND các xã trọng điểm ra quân xử lý, tháo gỡ các loại lưới, bẫy, bắt và các lều cò.

         Mặc dù, cơ quan chức năng, chính quyền các xã, phường đã vào cuộc rất quyết liệt tuy nhiên đây là nghề truyền thống có từ lâu đời, lưới, bẫy dùng để bắt có giá thành rẻ, tự chế biến trong khi đánh bắt chim mang lại nguồn lợi kinh tế, vì vậy nhiều đối tượng vẫn tiếp tục đánh, bắt sau khi đã bị tháo gỡ lưới, bẫy. Để tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, các đối tượng này thay đổi thời gian, địa điểm hoạt động liên tục, khi thì bẫy bắt ban ngày, khi thì bẫy bắt ban đêm, có đối tượng còn giăng lưới, bẫy bắt trên nhiều địa bàn khác nhau, gây khó khăn cho công tác nắm bắt đối tượng. Việc ngăn chặn săn bắt chim hoang dã vẫn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, lực lượng mỏng, chế tài chưa đủ mạnh để xử lý các đối tượng vi phạm.

         Trong thời gian tới Hạt Kiểm lâm Ven Biển sẽ tiếp tục tổ chức lực lượng phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND các xã phường  tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm về săn bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, chim di cư; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Chị thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Một số hình ảnh về công tác bảo tồn các loài chim hoang dã chim di cư

 

Tác giả: Bùi Thị Nga, Kiểm lâm viên, Hạt Kiểm lâm Ven Biển
Số lượt đọc : 288 - Cập nhật lần cuối: 19/09/2023 08:09:46 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành