QLBV rừng 19/01/2021:13:21:05
Nhìn lại sau một năm thực hiện Chỉ thị Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vối công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực chỉ đạo, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến Chỉ thị 13-CT/TW và các văn bản có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đến cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn, nhất là đối với những người dân sống gần rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Nhiều hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả được thực hiện như: bản tin; phóng sự; họp dân; ký cam kết với từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh...

                Ngay từ đầu năm 2020, Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các đơn vị cơ sở tham mưu cho Huyện ủy/Thành ủy, UBND huyện tiếp tục xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW; theo đó, đã thực hiện kiểm tra, giám sát tại 56 xã, 12 chủ rừng nhà nước; các huyện trọng điểm về an ninh rừng đã đưa nội dung thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW vào Báo cáo chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025; qua đó từng bước nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác quản lý BV&PTR, PCCCR, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của ngành Lâm nghiệp trong công cuộc phát triển KT-XH tại địa phương.

Kết quả trong năm, trên địa bàn tỉnh không xảy tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép; ngăn chặn được tình trạng chống người thi hành công vụ bảo vệ rừng. Bảo vệ an toàn 642.793 ha rừng hiện có; trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 393.364 ha; rừng trồng 249.429 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,46% (tăng 0,06% so với năm 2019). Công tác tuần tra chống chặt phá, khai thác, lấn chiếm đất rừng, buôn bán vận chuyển lâm sản, săn bắt bày bán các loại động thực vật rừng hoang dã được thực hiện thường xuyên, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp, không để tình trạng điểm nóng gây bức xúc trong nhân dân. Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm phát luật, an ninh rừng trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không có tụ điểm, điểm nóng về khai thác, phá rừng, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép. Toàn lực lượng phát hiện và xử lý 355 vụ vi phạm hành chính, giảm 50 vụ so với năm 2019. Công tác PCCCR được tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả, số vụ cháy và diện tích rừng bị thiệt hại giảm sâu, các vụ vi phạm chỉ xảy ra ở mức độ nhỏ lẻ, đều phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; tổ chức lắp đặt và đưa vào vận hành thử nghiệm hệ thống Camera chuyên dụng quan sát cháy rừng tại các khu vực rừng Thông; nghiên cứu, lắp ráp máy bơm cải tiến phục vụ CCR, cùng nhiều giải pháp khác....  

Thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và phát triển sản phẩm lợi thế của tỉnh: Rừng gỗ lớn 5.500 ha; Luồng thâm canh tập trung 7.090 ha; Quế 70 ha; khai thác dược liệu dưới tán rừng tự nhiên 94.550 ha (các chỉ tiêu đều đạt 100% KH); sản xuất lâm nghiệp bước đầu đã hình thành mối liên kết chuỗi giá trị trồng chăm sóc, chế biến tiêu thụ sản phẩm tạo giá trị kinh tế cho người trồng rừng; thông qua mối liên kết giữa chủ rừng và các doanh nghiệp chế biến, thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng FSC. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp chứng chỉ FSC được 19.061,66 ha. Trong đó: Rừng trồng gỗ, luồng 9.637,2 ha, rừng tự nhiên nứa vầu 9424,5 ha. Triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án bảo tồn, nâng cao trữ lượng các bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030; các hoạt động bảo tồn, du lịch sinh thái, phát triển dân sinh kinh tế xã hội vùng đệm các khu rừng đặc dụng; thu hút các nguồn vốn để thực hiện các dự án BV và PTR ven biển như: Dự án “Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển”; dự án “Tăng cường năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dân cư dễ tổn thương ven biển Việt Nam”.

 Hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng; thực hiện tốt Chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa với Sở Nông lâm Hủa Phăn về công tác BVR, PCCCR vùng biên giới, giai đoạn 2016-2020; duy trì mạng lưới thông tin về công tác quản lý, bảo vệ rừng khu vực biên giới và tổ chức kiểm tra an ninh rừng theo hình thức song phương. Do thực hiện tốt chương trình phối hợp, tình hình an ninh rừng vùng biên giới duy trì ổn định theo hướng bền vững, góp phần xây dựng khu vực biên giới ổn định, đoàn kết, hợp tác toàn diện phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; nhìn chung, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư trong thời gian tới, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần: tiếp tục quán triệt các nội dung của Chỉ thị số 13-CT/TW, Nghị quyết số 09-NQ/TW và các quy định của pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tăng cường giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng liên quan. Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường phòng, chống cháy rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Quản lý chặt chẽ việc cấp đăng ký kinh doanh và giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến lâm sản, nhất là ở khu vực gần rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên. Duy trì, thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự. Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi giữa 3 loại rừng, tránh để lợi dụng khai thác lâm sản trái phép; không chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích khác, thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng tự nhiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước về lâm nghiệp để tham mưu giúp cho địa phương về chuyên ngành quản lý bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp, gắn với nhiệm vụ cho tổ chức, chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn. Tăng cường quảng bá hình ảnh, tiềm năng về cảnh quan, tài nguyên rừng nhằm thu hút các nguồn đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Xây dựng các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong rừng đặc dụng và tăng cường xúc tiến, thu hút nguồn vốn đầu tư các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước./.

Tác giả: Hoàng Bùi Tư - Phòng Quản lý bảo vệ rừng
Số lượt đọc : 511 - Cập nhật lần cuối: 19/01/2021 01:01:05 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành