SD&PT rừng 12/01/2024:06:53:43
Thực tiễn công tác phát triển rừng ở Thanh Hóa.

           Thanh Hoá là vùng đất nằm ở cực Bắc Trung bộ, nơi căn bản của đất nước, có biển bạc, rừng vàng, trầm tích các lớp văn hóa, với truyền thống lịch sử hào hùng. Là một trong số ít tỉnh trong cả nước có 3 vùng sinh thái trung du miền núi, đồng bằng và ven biển; có đường biên giới dài 192 km giáp nước bạn Lào và 102 km bờ biển; tổng diện tích tự nhiên 11.130 km2, dân số hơn 4,4 triệu người, đứng thứ 5 cả nước về diện tích và thứ 3 về dân số; có 27 huyện, thị xã, thành phố với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống; là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vùng đất "Tam Vương Nhị Chúa".

           Toàn tỉnh có trên 744 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp (chiếm 71,4% diện tích tự nhiên), đứng thứ 3 toàn quốc với trên 647 nghìn ha có rừng (rừng tự nhiên 393 nghìn ha, rừng trồng 254 nghìn ha) và gần 97 nghìn ha đất chưa có rừng; độ che phủ rừng năm 2022 đạt 53,6%, cao gấp 1,3 lần bình quân chung toàn quốc; là xứ sở cây Quế (năm Minh Mạng thứ 17, cây quế ở Thường Xuân được “khắc hình tượng vào Nghị đỉnh” tức là ở 1 trong 9 đỉnh đồng lớn đặt trong cung cấm Đại nội Huế) và thủ phủ của vùng Luồng với gần 80 ngàn ha (lớn nhất cả nước).

           Trải qua chặng đường hơn 30 năm cùng với cả nước, công tác phát triển rừng ở Thanh Hóa đã đạt được những kết quả hết sức đáng khích lệ cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước đổi mới quan hệ sản xuất, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Từ những ngày đầu phải đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để vận động người dân tham gia trồng rừng phủ xanh đất trồng đối núi trọc thì đến nay người dân đã hăng hái tham gia công tác phát triển rừng và đã làm giàu từ nghề rừng; bình quân mỗi năm trồng 10 ngàn ha, 5 triệu cây phân tán, chăm sóc 40 nghìn ha, khai thác trên 900.000m3 gỗ rừng trồng, 62 triệu cây luồng, 82 nghìn tấn nguyên liệu giấy, năng suất rừng trồng bình quân đạt khoảng 16m3/ha/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2009; thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ và quản trị doanh nghiệp (Công ty CP Bamboo King Vina, Công ty Biomass Fuel Nghi Sơn, Công ty CP chế biến gỗ Xuân Sơn,…) để tạo ra chuỗi sản phẩm lâm nghiệp theo quy trình ứng dụng công nghệ cao, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 250 nghìn lao động; thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC cho 27 ngàn ha đối với 02 sản phẩm lợi thế của ngành lâm nghiệp của tỉnh là 56 nghìn ha rừng gỗ lớn và 40 nghìn ha rừng Luồng thâm canh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp với 10 sản phẩm được xếp hạng từ 3 sao trở lên góp phần mang lại tốc độ tăng trưởng (VA) trong lĩnh vực lâm nghiệp năm 2022 đạt 6,9%, tương đương với giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 2.096 tỷ đồng giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt 113,405 triệu USD.

           Song song với những thuận lợi như: Sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, sự chung tay, đồng lòng của người dân thì công tác phát triển rừng ở Thanh Hóa cũng gặp không ít những khó khăn như:

           - Cây Luồng đã gắn bó lâu đời với người dân xứ Thanh, nay đã có dấu hiệu thoái hóa nhưng chưa chưa được cải thiện giống; một số diện tích rừng trồng Keo thuần loài đến nay đã có hiện tượng bị sâu bệnh.

           - Hạ tầng phát triển lâm nghiệp chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp, đường giao thông đối với khu vực miền núi.

           - Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, việc tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi chưa tương xứng với tiềm năng.

           - Công nghiệp chế biến lâm sản còn manh mún, mang tính tự phát, gây lãng phí nguyên liệu, sức cạnh tranh yếu, một số doanh nghiệp chế biến gây ô nhiễm môi trường phải đóng cửa....

           Nhằm phát huy tối đa thuận lợi để vượt qua những khó khăn trên, thời gian tới Thanh Hóa triển khai thực hiện những giải pháp sau:

           - Một là, Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nhanh và đồng bộ khoa học công nghệ, trọng tâm là giống, công nghệ chế biến, quản lý sâu bệnh hại,…để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp; tuyển chọn các loại giống mới từ cây bản địa có năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm dần diện tích trồng cây keo thuần loài và tăng cường trồng rừng hỗn giao bằng cây bản địa, mọc nhanh.

           - Hai là, đề xuất các cơ chế chính sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giống, chế biến tạo đòn bẩy phát triển lâm nghiệp.

           - Ba là, Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai theo Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 10/01/2019 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) trong lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó cần phát huy vai trò đầu tàu của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển các mô 

 
 
 
Tác giả: Ths. Nguyễn Đình Thái – Trưởng phòng Sử dụng và Phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm
Số lượt đọc : 199 - Cập nhật lần cuối: 12/01/2024 06:01:43 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành