Thanh tra pháp chế 10/01/2014:14:13:46
Nếu không trồng rừng sẽ bị xử phạt đến 500 triệu đồng
Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 25-12-2013.

Chủ trương chính sách mới trên đây xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua Nhà nước đã cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như xây dựng các công trình thủy điện, giao thông, thủy lợi, khai thác khoáng sản... diện tích rừng chuyển đổi này khá lớn. Theo các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng thì phải trồng bù lại rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển mục đích sử dụng. Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy: Đến năm 2013, việc trồng bù lại rừng đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 3,7% diện tích rừng chuyển đổi mục đích và đến nay chưa có chế tài xử phạt những vi phạm này, gây nhiều thiệt hại cho tài nguyên, phòng hộ bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

Rừng phòng hộ được chuyển đổi mục đích xây dựng Thuỷ điện nhưng không trồng bù diện tích rừng mới

Rừng phòng hộ biến thành đồi trọc sau khi xây dựng công trình Thuỷ điện 

Để đảm bảo hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, cũng như đảm bảo cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về trồng bù rừng, Nghị định của Chính phủ đã quy định chế tài xử phạt hành chính. Theo đó, cá nhân vi phạm quy định về trồng bù rừng sẽ bị xử phạt tiền đến 500 triệu đồng, nếu là tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp đôi cá nhân.

Trường hợp được Nhà nước giao, cho thuê đất để trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư 100% nhưng thực hiện trồng rừng không đúng quy định của Nhà nước cũng bị xử phạt tối đa đến 100 triệu đồng.

Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì bị xử phạt nhằm hạn chế tình trạng chặt phá rừng đốt than đang xảy ra ở nhiều nơi; quy định xử phạt các trường hợp vi phạm đối với sản phẩm chế biến từ gỗ có nguồn gốc không hợp pháp nhằm đảm bảo tính minh bạch về nguồn gốc gỗ trong hoạt động kinh doanh lâm sản, phù hợp hội nhập quốc tế về quản trị rừng, lâm sản.

Đối với hành vi phá rừng trái pháp luật, hành vi vi phạm trong khai thác gỗ trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã có sự điều chỉnh mức phạt căn cứ vào mức độ vi phạm. Tùy theo khối lượng gỗ khai thác trái phép mà mức phạt tiền có thể lên đến 200 triệu đồng, nếu gây thiệt hại lớn hơn thì sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự./.

Nguồn tin : (daidoanket)
Tác giả: Khương Bá Tuân – CLB lâm nghiệp
Số lượt đọc : 817 - Cập nhật lần cuối: 10/01/2014 02:01:46 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành