Bảo tồn thiên nhiên 24/12/2013:15:18:38
Thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa; bước đi cụ thể hóa hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thanh Hóa
Ngày 06/12/2013, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4376/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa. Có thể nói đây là bước đi mang tính đột phá nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ và phát triển nguồn gen của quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng của 6 loài cây hạt trần gồm: Thông pà cò Pinus kwangtungensis, Đỉnh tùng Cephalotaxus mannii, Dẻ tùng sọc hẹp Amentotaxus argotaenia, Thông tre lá dài Podocarpus neriifolius, Dẻ tùng sọc rộng Amentotaxus yunnanensis, Thông đỏ đá vôi Taxus chinensis.

Theo nội dung đề án được phê duyệt, quy mô diện tích Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm là 646,95 ha thuộc địa bàn xã Nam Động, huyện Quan Hóa và được phân ra các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 502,84ha; phân khu phục hồi sinh thái 144,11 ha; phân khu dịch vụ hành chính đặt tại văn phòng Trạm Kiểm lâm Nam Động thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa và 03 Trạm bảo vệ rừng. Vùng đệm khu bảo tồn được xác định gồm gồm 07 thôn (bản) thuộc xã Nam Động, huyện Quan Hóa và 05 thôn (bản) thuộc 03 xã Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng huyện Quan Sơn với tổng diện tích là 3.315,53ha. Đồng thời đến năm 2020, cơ quan quản lý khu bảo tồn phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành có liên quan triển khai và tổ chức thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án đầu tư như: Chương trình quản lý bảo vệ rừng, chương trình phục hồi sinh thái, chương trình nghiên cứu khoa học, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, chương trình nâng cao năng lực quản lý, chương trình phát triển du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan, chương trình phát triển vùng đệm với tổng kinh phí là 17.990 triều đồng, trong đó giai đoạn 2014-2015 là: 7.440 triệu đồng và giai đoạn 2015-2020 là: 10.550 triệu đồng.

Tuy nhiên, để khu bảo tồn đi vào hoạt động, triển khai ngay các biện pháp, giải pháp bảo tồn thiên nhiên, thời gian tới khu bảo tồn rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chung tay xây dựng và phát triển để xứng tầm với tiềm năng, lợi thế về nguồn gen, giá trị sinh thái, nhân văn, trong đó trước mắt tập chung thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là: Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập khu bảo tồn; kiện toàn vị trí, chức năng, nhiệm vụ và bộ máy để quản lý khu bảo tồn theo đúng quy định của pháp luật.

Hai là: Lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa đến năm 2020; xây dựng Kế hoạch đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2013-2015 trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Ba là: Tạo cơ chế hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư phát triển khu bảo tồn. Triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các cơ chế chính sách về bảo tồn, đất đai, đầu tư phát triển rừng đặc dụng, thuế và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. Trước mắt, thực hiện hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng trên diện tích thu hồi đất xây dựng khu bảo tồn; chủ động đấu mối, tìm kiếm, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Bốn là: Bảo vệ an toàn, nguyên vẹn diện tích rừng hiện có; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng đặc dụng. Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp bảo vệ rừng theo Nghị định số 74/NĐ-CP của Chính phủ; xây dựng hồ sơ quản lý rừng, quản lý tiểu khu gắn với công tác theo dõi, cập nhật thông tin biến động về tài nguyên rừng trong khu bảo tồn.

Năm là: Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên. Bố trí biên chế, bổ nhiệm các chức danh gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ theo hướng chuyên sâu, chuyên gia; ưu tiên tuyển dụng cán bộ được đào tạo chính quy, con em đồng tại bào địa phương để đưa đi đào tạo nghiệp vụ, đào tạo sau đại học. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước.

 Một số hình ảnh tại Khu bảo tồn loài hạt trần quý hiếm tại xã Nam Động, huyện Quan Hóa

Thông pà cò (Pinus kwangtungensis) 

Voọc xám (Trachypithecus crepusculus) 

Đỉnh tùng tái sinh (Cephalotaxus mannii)

Dẻ tùng sọc hẹp (Amentotaxus argotaenia)

Tác giả: Nguyễn Văn Dũng - Phòng BTTN
Số lượt đọc : 1690 - Cập nhật lần cuối: 24/12/2013 03:12:38 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành