Bảo tồn thiên nhiên 13/11/2013:15:12:44
Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hình hướng đi cho công tác bảo tồn thiên nhiên
Theo phê duyệt của UBND tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 3857/QĐ-UBND ngày 31/10/2013: Hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 02 Vườn quốc gia (Bến En, một phần diện tích của Cúc Phương); 03 Khu bảo tồn thiên nhiên (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên); 02 khu bảo tồn loài (Sến Tam Quy và dự kiến thành lập mới khu bảo tồn các loài cây hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa); 04 Khu di tích lịch sử văn hóa (Lam Kinh, Hàm Rồng, Đền Bà Triệu, Trường Lệ Sầm Sơn). Đây là các khu rừng đặc dụng lưu giữ, phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giá, bảo vệ môi trường sinh thái và các giá trị văn hóa nhân văn điển hình của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung.

Năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu lập, trình UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020 diện tích rừng đặc dụng quy hoạch ổn định 84.682,35ha cụ thể: Diện tích Vườn Quốc gia 18.882,93ha (Vườn quốc gia Bến En: 13.886,63ha và một phần diện tích Vườn quốc gia Cúc Phương: 4.996,30ha); diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên 64.840,8ha (Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu: 22.688,37ha, Khu BTTN Pù Luông: 17.171,53ha, Khu BTTN Xuân Liên: 23.815,50ha, Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy: 518,50ha và khu bảo tồn các loài hạt trần Nam Động: 646,95ha); diện tích các khu bảo vệ cảnh quan, khu di tích lịch sử văn hóa 958,57ha (Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng: 215,77ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Trường Lệ: 138,91ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Bà Triệu: 434,39ha và Khu di tích lịch sử Lam Kinh: 169,5ha). Quy hoạch các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 39.137,23ha (Vườn quốc gia Bến En: 4.371,70ha, một phần diện tích Vườn quốc gia Cúc Phương: 3.377,80ha, Khu BTTN Pù Hu: 7.746,89ha, Khu BTTN Pù Luông: 12.561,60ha, Khu BTTN Xuân Liên: 10.455,50ha, Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy: 32,65ha và Khu bảo tồn các loài hạt trần Nam Động: 591,09ha); phân khu phục hồi sinh thái: 39.478,46ha (Vườn quốc gia Bến En: 6.740,15ha, một phần diện tích Vườn quốc gia Cúc Phương: 1.124,30ha, Khu BTTN Pù Hu: 14.811,70ha, Khu BTTN Pù Luông: 4.300,40ha, Khu BTTN Xuân Liên: 11.960,20ha, Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy: 485,85ha và khu bảo tồn các loài hạt trần Nam Động: 55,86ha); Phân khu dịch vụ hành chính: 5.023,89ha (Vườn quốc gia Bến En: 2.774,78ha, một phần diện tích Vườn quốc gia Cúc Phương: 494,2ha, Khu BTTN Pù Hu: 129,78ha, Khu BTTN Pù Luông: 216,03ha, Khu BTTN Xuân Liên: 1.399,80ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng: 6,00ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Trường Lệ: 1,52ha và Khu di tích lịch sử Lam Kinh: 1,78ha); Khu rừng đặc dụng cảnh quan: 949,27ha (Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng: 209,77ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Trường Lệ: 137,39ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Bà Triệu: 434,39ha và Khu di tích lịch sử Lam Kinh: 167,72ha); diện tích đất khác Khu BTTN Pù Luông: 93,5 ha. Quy hoạch diện tích vùng đệm rừng đặc dụng là 163.768,36ha.

Đồng thời Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 không chỉ định hình về mặt quy hoạch không gian mà còn định hình hướng đi cho công tác BTTN tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới với các hoạt động ưu tiên, tập trung các nguồn lực như: Phát triển du lịch sinh thái; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm... để đảm bảo mục tiêu quản lý, bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa ổn định, bền vững. Các giải pháp trọng tâm thực hiện hiệu quả quy hoạch đó là:

Một là: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra để chủ động ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình giám sát biến động về tài nguyên động, thực vật rừng trong các khu rừng đặc dụng và cơ chế chia sẻ lợi ích từ các hoạt động bảo tồn thiên nhiên.

Hai là: Tạo cơ chế hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư phát triển hệ thống các khu rừng đặc dụng trong tỉnh. Khai thác, huy động tổng hợp các nguồn: vốn Ngân sách địa phương; vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu; lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư; vốn tự có và huy động hợp pháp khác. Triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các cơ chế chính sách về bảo tồn, đất đai, đầu tư phát triển rừng đặc dụng, thuế và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

Ba là: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ GIS, thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu nghiên cứu theo dõi, cập nhật diễn biến rừng và đa dạng sinh học. Ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống phục vụ trồng rừng, phục hồi và nâng cao chất lượng rừng. Tiếp cận các đề án, dự án quốc gia, quốc tế về bảo tồn và phát triển loài. Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn và bảo vệ môi trường.

Bốn là: Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, có chính sách thu hút chuyên gia, tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo tồn cho cán bộ và nhân dân sinh sống trong vùng lõi, vùng đệm các khu rừng đặc dụng. Xây dựng và tổ chức đưa cán bộ đi đào tạo sau đại học, học ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tại các khu rừng đặc dụng.

Năm là: Tăng cường hợp tác quốc tế, tìm kiếm, kêu gọi các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng./.

Tác giả: Nguyễn Văn Dũng – Phòng BTTN
Số lượt đọc : 1828 - Cập nhật lần cuối: 13/11/2013 03:11:44 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành