SD&PT rừng 29/03/2023:10:29:22
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Phòng Sử dụng và Phát triển rừng là một phòng chuyên môn thuộc Chi cục Kiểm lâm, được thành lập vào năm 2019 theo Quyết định số 3049/QĐ-UBND ngày 30/7/2019 của UBND tỉnh; có nhiệm vụ tham mưu cho Chi cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực sử dụng, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh và được quy định cụ thể tại Quyết định số 674/QĐ-SNN&PTNT ngày 25/9/2018 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

          Từ khi được thành lập đến nay, trong điều kiện ban đầu còn nhiều khó khăn: nhiều cán bộ trẻ được điều động từ cơ sở cần thời gian tiếp cận; khối lượng công việc nhiều, mới mẻ, xử lý trong thời gian gấp rút; nhiều công việc quan trọng tham mưu trực tiếp cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh… Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Chi cục và sự chủ động, đoàn kết, kiên định, vững vàng trước mọi khó khăn thách thức của Tập thể Lãnh đạo, công chức Phòng Sử dụng và Phát triển rừng đã luôn cố gắng, trưởng thành và phát triển về mọi mặt, từng bước vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Chi cục, ngành Nông nghiệp và PTNT nói riêng và toàn tỉnh nói chung; nhiều nhiệm vụ được Lãnh đạo Chi cục, Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo Tỉnh ghi nhận và đánh giá cao, trong đó nổi bật như:

          - Sử dụng rừng: Hàng năm, tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án, đề án, chính sách phát triển Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh: Chính sách đặc thù về sử dụng rừng của tỉnh theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 14/2022/QĐ-TTg ngày 25/5/2022; Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025; chính sách hỗ trợ gạo cho các hộ dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Lát, giai đoạn 2023-2026. Chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh về đóng cửa rừng tự nhiên; kiểm tra, giám sát chặt chẽ khai thác lâm sản và quy trình sản xuất giống cây Lâm nghiệp. Tập trung đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai theo Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 10/01/2019 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) trong lĩnh vực lâm nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng sản xuất lâm nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp; kết quả từ năm 2019 đến nay đã tích tụ được 13.152,2 ha.

          - Phát triển rừng: Tham mưu thực hiện hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch lâm sinh: diện tích rừng trồng tập trung hàng năm trên 10.000 ha, khai thác trên 700.000 m3 gỗ, 60 triệu cây tre luồng, 80.000 tấn nguyên liệu giấy. Diện tích rừng trồng sử dụng cây giống chất lượng cao và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh được chú trọng; năng suất, chất lượng rừng trồng ngày một tăng, qua đó góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tạo động lực cho kinh tế lâm nghiệp phát triển. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả Đề án trồng cây một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, đặt mục tiêu trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh trồng 6 triệu cây. Trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt 14 Phương án quản lý rừng bền vững của 14 chủ rừng nhà nước làm cơ sở đề xuất các chương trình, dự án góp phần quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững diện rừng.

          Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm Lâm nghiệp chủ lực: đã có 25.394,95 ha rừng được cấp FSC, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ và tre luồng qua chế biến; hình thành các chuỗi liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

         Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ dự án, chủ rừng trong công tác phát triển rừng, phê duyệt hồ sơ thiết kế lâm sinh, khai thác lâm sản được tăng cường, đảm bảo mùa vụ và kế hoạch đề ra. Triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ Xây dựng mô hình điểm về hàng rào xanh, cây bóng mát trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, kết quả đã xây dựng được 05 mô hình điểm tại các huyện Hậu Lộc, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Nga Sơn.

          - Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến: Tham mưu tổ chức thành công nhiều Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn cấp Sở, cấp Tỉnh về quản lý rừng bền vững, xây dựng mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và được Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo Tỉnh ghi nhận, đánh giá cao. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển và duy trì được 56.000 ha rừng gỗ lớn, diện tích rừng luồng thâm canh đạt 37.845 ha, diện tích Quế trồng tập trung đạt 1.030 ha, tạo vùng nguyên liệu tập trung, ổn định cho các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh.

          - Quản lý rừng và đất lâm nghiệp: Kiểm tra, thẩm định, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật và quy hoạch, kế hoạch của tỉnh, không để xảy ra lợi dụng việc chuyển mục đích sử dụng rừng để phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép.

          Có thể thấy rằng, trải qua thời gian gần 04 năm thành lập và phát triển, với nhiều biến động trong tổ chức, tuy nhiên đến nay, được sự quan tâm của Lãnh đạo Chi cục, số lượng và chất lượng công chức Phòng Sử dụng và PTR không ngừng được nâng lên với 10 công chức, trong đó trình Thạc sỹ là 04 người (bao gồm Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng Phòng và 01 Kiểm lâm viên) và Kỹ sư 06 người (bao gồm 06 Kiểm lâm viên), tất cả đều thuộc thế hệ 8X, 9X, được đào tạo chuyên ngành Lâm nghiệp và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

          Với những thành tích nổi bật đó, tập thể và cá nhân Phòng Sử dụng và Phát triển rừng liên tiếp được Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tặng giấy khen các năm 2019, 2020, 2021, 2022./.

Một số hình ảnh về hoạt động, triển khai thực hiện nhiệm vụ của Phòng Sử dụng và PTR

Chi bộ Phòng Sử dụng và PTR tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025

Phòng Sử dụng và PTR phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định hiện trường công nhận nguồn giống cây trội

Phòng Sử dụng và PTR phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định hiện trường thiết kế trồng rừng

 

Tác giả: PHÒNG SỬ DỤNG VÀ PTR
Số lượt đọc : 396 - Cập nhật lần cuối: 29/03/2023 10:03:22 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành