QLBV rừng 30/03/2020:09:35:18
Việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII), gắn với việc thực hiện nhiệm vụ Chính trị của Đảng bộ bộ phận Chi cục Kiểm lâm trong công tác Phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XII), Chi ủy Chi bộ đã triển khai và thực hiện nghiêm túc, xây dựng Chương trình hành động, Kế hoạch triển khai thực hiện toàn khóa và hàng năm gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII; đưa việc học tập và làm theo Bác vào nội dung sinh hoạt thường xuyên của Chi bộ, với các nội dung cụ thể, thiết thực gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Chi bộ, Đảng bộ; qua đó, góp phần gặt hái được những kết quả khá toàn diện trong công tác phát triển rừng trong nhiệm kỳ vừa qua; cụ thể:

Đã rà soát các dự án thuộc giai đoạn 2016-2020 và dự kiến danh mục dự án giai đoạn 2021-2025. Xây dựng lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. Phương án quy hoạch ngành Lâm nghiệp tích hợp vào quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 phục vụ xây dựng Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Xác định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh giai đoạn 2021-2030, định hướng 2045.

Đã tiến hành rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo hướng ổn định diện tích rừng đặc dụng, giảm diện tích rừng phòng hộ, tăng diện tích rừng sản xuất. Tập trung phát triển các lĩnh vực có thế mạnh, như: Phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn 50.500 ha (bình quân mỗi năm 5.000 ha), đạt 90,1% kế hoạch giai đoạn 2016-2020; vùng luồng thâm canh 25.660 ha (bình quân mỗi năm 5.000 ha), đạt 85,6% kế hoạch tái cơ cấu, bằng 158,1% so với năm 2015. Mỗi năm trồng mới trên 10 ngàn ha rừng tập trung, 2 triệu cây phân tán các loại, đưa độ che phủ rừng từ 52,8% năm 2015 lên 53,4 % năm 2019; sản lượng khai thác gỗ tăng từ 404 ngàn m3 năm 2015 lên 700 ngàn m3 năm 2019 (tăng 73%). Bước đầu đã hình thành liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp gắn với quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC. Các sản phẩm lợi thế, chủ lực không ngừng được phát triển; các loại giống mới có năng suất cao từng bước được khảo nghiệm, đưa vào trồng rừng; chuyển dần phương thức trồng rừng quảng canh sang trồng thâm canh có bón phân; các giải pháp phục tráng rừng luồng, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn được chú trọng, nên năng suất rừng trồng đã tăng lên đáng kể, đạt 18 - 20 m3/ha/năm, tăng 3 - 5 m3/ha/năm so với năm 2015.

Tuy nhiên công tác phát triển rừng thời gian qua cũng gặp không ít những khó khăn như: Chu kỳ kinh doanh rừng dài, vốn đầu tư lớn chỉ những hộ đủ vốn và diện tích lớn mới có điều kiện thực hiện. Rừng luồng đang trong tình trạng suy giảm về năng suất, chất lượng; khoảng 46,2% diện tích đang bị thoái hóa, sản phẩm chủ yếu là luồng cọc. Tỷ lệ nguyên liệu đưa vào chế biến còn thấp (ước đạt khoảng 40%), chủ yếu là tiêu thụ ở dạng nguyên liệu thô, sản phẩm chế biến mới chỉ ở dạng sơ chế  nên giá trị sản xuất thấp; việc huy động nguồn lực từ người dân làm nghề rừng trong việc thâm canh, phục tráng rừng luồng còn hạn chế và mới chỉ có nguồn lực từ chính sách của tỉnh.

Do vậy, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển rừng đặc biệt là nguồn lực từ chính các hô gia đình được giao đất trồng rừng.

Hai là tập trung thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ và quản trị doanh nghiệp, để tạo ra chuỗi sản phẩm lâm nghiệp theo quy trình lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ba là thúc đẩy việc cấp chứng chỉ rừng FSC đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới, góp phần nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp.

Bốn là thực hiện đổi mới quan hệ sản xuất, xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế HTX sản xuất lâm nghiệp, thúc đẩy tạo điều kiện về thể chế để nông dân, hộ gia đình đóng góp cùng doanh nghiệp tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chuỗi liên kết  giữa nông dân-HTX-Doanh nghiệp.

Năm là triển khai thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp, mô hinh kinh doanh rừng bền vững hỗn giao giữa cây gỗ lớn với các loài cây chu kỳ kinh doanh ngắn để đảm bảo thu nhập cho các hộ gia đình trong khi rừng gỗ lớn chưa đến kỳ khai thác.

Sáu là, Chỉ đạo, hướng dẫn các hộ gia đình, các chủ rừng thực hiện tốt các biện pháp phục tráng: phát dọn dây leo, cây bụi, chặt bỏ cây sâu bệnh, già cổi, sửa lại gốc chặt; cuốc lật đất hoặc san hình vảy cá và bón phân. Trồng bổ sung cây thân gỗ vào những đám trống để tăng cường tính ổn định của rừng luồng. Đối với rừng luồng thoái hóa không còn khả năng phục tráng tiến hành chặt trắng, đào gốc để trồng lại rừng bằng các loại cây gỗ có tác dụng cải tạo đất như Keo tai tượng, Keo lá tràm...

Thực hiện tỉa thưa lần 1 - mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy

 

Tác giả: Nguyễn Đình Thái
Số lượt đọc : 803 - Cập nhật lần cuối: 30/03/2020 09:03:18 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành