Hành chính Tổng hợp 22/01/2019:14:29:49
Kết luận của Chi cục trưởng tại Hội nghị Tổng kết công tác Kiểm lâm và hoạt động Công đoàn năm 2018, phát động thi đua và ký kết giao ước thi đua năm 2019
Ngày 11/01/2019, Chi cục Kiểm lâm tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Kiểm lâm và hoạt động Công đoàn năm 2018, phát động thi đua và ký kết giao ước thi đua năm 2019. Sau khi thông qua các báo cáo, ý kiến thảo luận tại hội nghị, Chi cục trưởng kết luận như sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018:

Năm 2018, lực lượng Kiểm lâm Thanh Hóa đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện toàn diện các giải pháp trong công tác QLBVR, PCCCR và thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm đối với các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động quyết liệt, đổi mới, sáng tạo”. Với các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, kịp thời, toàn diện trên các lĩnh vực công tác, cùng với việc thực hiện tốt 02 nhiệm vụ trọng tâm, ANR trên địa bàn tỉnh tiếp tục được giữ ổn định và có tính bền vững cao hơn các năm trước, không có “điểm nóng” về khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản; số vụ vi phạm và diện tích rừng, khối lượng lâm sản bị khai thác trái phép từ rừng tự nhiên giảm sâu so với cùng kỳ năm 2017; các giải pháp trong công tác PCCCR được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đã giảm thiểu các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra; việc tham mưu cho Huyện ủy, HĐND huyện kiểm tra, giám sát thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, chủ rừng trong công tác QLBVR, PCCCR; công tác phối hợp được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện và phát huy hiệu quả; các vụ việc nổi cộm phát sinh được chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm; các chương trình, dự án, nhiệm vụ khác được triển khai thực hiện hiệu quả, đúng kế hoạch; công tác chỉ đạo, điều hành được đổi mới theo hướng linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm; kỷ luật, kỷ cương hành chính được siết chặt; công tác tổ chức cán bộ, thi đua, tài chính kế toán, cải cách hành chính… được thực hiện tốt, là động lực quan trọng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của toàn ngành.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: An ninh rừng một số huyện vẫn chưa có sự ổn định vững chắc; công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về QLBVR ở cấp xã, thôn (bản) một số nơi hiệu quả chưa cao; trong năm xảy ra 02 vụ cháy rừng nhưng chưa điều tra được đối tượng gây cháy để xử lý theo quy định của pháp luật; có thời điểm, có nơi vẫn còn tái diễn tình trạng giăng lưới, bẫy bắt chim hoang dã nhưng chính quyền địa phương, cơ quan Kiểm lâm trên địa bàn chưa kịp thời phát hiện, xử lý; vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu một số đơn vị cơ sở chưa thực sự rõ nét; trình độ chuyên môn, năng lực tham mưu, thừa hành pháp luật của một số KLĐB còn hạn chế; vi phạm kỷ luật trong khi thi hành nhiệm vụ còn xảy ra.

Nguyên nhân những hạn chế nêu trên là do công tác chỉ đạo điều hành, quyết tâm chính trị của người đứng đầu một số đơn vị cơ sở chưa cao, chưa thực sự sâu sát trong kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới; một số CC, VC, LĐHĐ chưa chủ động trong công việc được giao, năng lực tham mưu, thừa hành pháp luật còn hạn chế.

II. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2019:

Ngoài các nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong báo cáo, nhấn mạnh một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành: Tập trung chỉ đạo, khắc phục những tồn tại hạn chế trong năm 2018; trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm, các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch cụ thể, chọn địa bàn trọng điểm, phân công, gắn trách nhiệm đối với từng cá nhân trong đơn vị để chỉ đạo, thực hiện hiệu quả; tăng cường trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, lãnh đạo đơn vị trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

2. Tham mưu Huyện ủy, HĐND huyện xây dựng và thực hiện tốt chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư đối với cấp ủy, chính quyền cơ sở và các chủ rừng Nhà nước trên địa bàn; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong công tác QLBVR từ cấp ủy, chính quyền cấp xã đến các thôn (bản), đặc biệt là tại các huyện trọng điểm, còn giàu tài nguyên rừng.

3. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở; có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác tuyên truyền (về tài liệu, hình thức tuyên truyền, kỹ năng tuyên truyền miệng, chất lượng của đội ngũ tuyên truyền viên...). Phát huy tốt vai trò của Mặt trận tổ quốc và các thành viên (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...), trong đó Kiểm lâm là cầu nối, đưa các chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác QLBVR đến cán bộ, Đảng viên và nhân dân.

4. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi xâm lấn rừng, chặt cây rừng tự nhiên để trồng rừng và làm nương rẫy trái pháp luật; phấn đấu giảm từ 10-15% số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp tại gốc và khối lượng lâm sản bị thiệt hại từ rừng tự nhiên; thực hiện nghiêm túc việc truy xuất nguồn gốc lâm sản các vụ vi phạm hành chính. Tham mưu chỉ đạo, rà soát, sửa đổi bổ sung và thực hiện tốt Quy ước bảo vệ rừng tại thôn (bản). Tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, mở rộng triển khai diễn đàn “Kiểm lâm lắng nghe ý kiến nhân dân” tại các xã, thôn (bản) có rừng; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo Công văn số 360/CCKL-TTrPC ngày 01/8/2017.

5. Công tác PCCCR: Thực hiện tốt việc tu sửa, làm mới đường băng cản lửa, giảm vật liệu cháy tại các khu rừng trồng Thông có nguy cơ cháy cao và khu vực biên giới huyện Mường Lát. Kịp thời nắm bắt các mâu thuẫn, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể tại địa phương trong việc hòa giải và giải quyết các mâu thuẫn dẫn đến đốt phá hoại rừng trên địa bàn. Tham mưu thực hiện tốt việc thí điểm sử dụng camera chuyên dụng để phát hiện sớm đám cháy tại các khu vực trọng điểm; tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác lửa rừng trong những ngày dự báo cấp cháy rừng từ cấp III trở lên nhằm phát hiện sớm đám cháy, tổ chức lực lượng dập tắt kịp thời.

6. Công tác bảo tồn thiên nhiên: Tập trung quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng; tăng cường thu hút các nguồn lực tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị…; tham mưu đề xuất và thực hiện các giải pháp giúp nhân dân khu vực vùng đệm ổn định sản xuất, phát triển kinh tế, làm giảm áp lực vào rừng đặc dụng. Tiếp tục tham mưu, nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã.

7. Công tác xây dựng lực lượng: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, nâng cao tính kỷ luật trong toàn ngành. Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc “Quy định về sử dụng trang phục, lễ tiết, tác phong, nội vụ của CC, VC Kiểm lâm”, hướng tới xây dựng lực lượng Kiểm lâm ngày càng chuyên nghiệp, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, khơi dậy tình yêu nghề, động lực, nhiệt huyết trong công việc của CC, VC Kiểm lâm. Tăng cường đoàn kết, thống nhất nội bộ, quan tâm, chia sẻ và phối hợp tốt trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp, xử lý công việc cho đội ngũ CC, VC, LĐHĐ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, thử thách cán bộ trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo phòng, đơn vị cơ sở.

- Triển khai thực hiện có chiều sâu đối với các phong trào thi đua, tránh hình thức; kịp thời biểu dương, động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác.

- Phải thực sự “gần dân”, thường xuyên quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ nhân dân trong cuộc sống, trong phát triển kinh tế, tạo dựng lòng tin vững chắc và sự tin yêu của nhân dân đối với lực lượng Kiểm lâm.

8. Công tác tài chính, cải cách hành chính: Tăng cường đấu mối, tìm kiếm vốn đầu tư phục vụ xây dựng cơ bản, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng trong toàn ngành. Đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy trình chuyên môn, tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.

Một số nhiệm vụ trọng tâm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019:

1. Chỉ đạo các đơn vị cơ sở tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt phương án BVR trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

2. Các đơn vị cơ sở tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Kiểm lâm năm 2018, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019; phối hợp với đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND huyện tổ chức tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2018, gắn với sơ kết thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư.

3. Tổ chức cho CC, VC, LĐHĐ trong đơn vị vui xuân, đón Tết Nguyên đán 2019 an toàn, lành mạnh, vui vẻ, tiết kiệm; tuyệt đối không để xảy ra mất ổn định ANR trong dịp trước, trong và sau Tết.

Trên cơ sở báo cáo tổng kết và những định hướng nhiệm vụ trong thông báo này, yêu cầu Trưởng các phòng chuyên môn, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc./.

Tác giả: Trương Trọng Hòa
Số lượt đọc : 1300 - Cập nhật lần cuối: 22/01/2019 02:01:49 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành