QLBV rừng 17/05/2018:22:31:06
Thanh Hóa triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW – Từ nhận thức đến hành động
Ngày 12/01/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vối công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR), thể hiện sự quan tâm của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp QLBV&PTR.

Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, về phía địa phương, BTV Tỉnh ủy, Đảng ủy các sở, ngành cấp tỉnh, Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy, UBND 27/27 huyện, thị xã, Thành phố; 100% Đảng bộ cấp xã, Chi bộ, các tổ chức cơ sở đảng các địa phương, đơn vị có rừng tổ chức học tập, triển khai quán triệt Chỉ thị số 13-CT/TW; Bên cạnh đó, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn Thanh niên, các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tổ chức phổ biên, tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, người dân thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW. Qua đó làm chuyển biến sâu sắc nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên, chính quyền các cấp, đơn vị, cán bộ, doanh nghiệp, chủ rừng, người dân nắm vững những nội dung cơ bản để vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện nhiệm vụ QLBV&PTR phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế từng địa phương, đơn vị; sau hơn một năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW đã đạt được những kết quả:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ chính trị - xã hội ở địa phương: Công tác BV&PTR luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến các Chi bộ cơ sở, cùng với sự lãnh đạo, kiểm tra trực tiếp của Đảng ủy các cấp, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong tổ chức cơ sở Đảng, Đảng viên và quần chúng nhân dân đối với công tác BV&PTR. Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết; Huyện ủy, Thị uỷ, Thành ủy ban hành 29 văn bản, Đảng bộ cấp xã 384 văn bản để triển khai, thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức Đảng trong việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác BV&PTR: Cùng với sự giám sát của HĐND, vào cuộc thực sự của các ban, ngành đoàn thể chính trị xã hội và lực lượng chức năng từ tỉnh đến cơ sở; vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, được nâng cao rõ rệt, qua đó hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác QLBV&PTR của các cấp đã thực hiện quyết liệt theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đã thành lập, kiện toàn, Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững (BCĐ) cấp tỉnh, 26 BCĐ cấp huyện; lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng, Cảnh sát PCCC phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện nhiệm vụ QLBV&PTR, cũng cố, kiện toàn 252 Trung đội DQTV để thực hiện nhiệm vụ phối hợp BVR, PCCCR ở cơ sở; duy trì hoạt động của 1.600 tổ đội bảo vệ rừng; tổ chức 40 lớp tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng; sẵn sàng dụng cụ, phương tiện, hậu cần ở các cấp để chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.

Trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị đối với nhiệm vụ QLBV&PTR trên địa bàn quản lý: Chỉ thị 13-CT/TW, Kế hoạch hành động số 47/KH-UBND của UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể đối với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương; quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định của pháp luật về BV&PTR. Do đó: Người đứng đầu các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị đã nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng ở địa phương, đơn vị.

Ban hành một số chính sách đặc thù để thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW: UBND tỉnh ban hành Quy định về trách nhiệm trong công tác QLBVR trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Đề án phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn đến năm 2020, nâng diện tích toàn tỉnh 40.500 ha; chính sách phát triển vùng luồng thâm canh giai đoạn 2016-2020, đến nay đã thâm canh được 20.660 ha; Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững cây Quế Ngọc, huyện Thường Xuân đạt 700 ha; Phương án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất lâm nghiệp trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp đang tạm giao cho UBND xã; Triển khai Phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; thí điểm trồng và cải tạo, nâng cấp chất lượng rừng luồng trên địa bàn các huyện miền núi theo hướng chuyển từ rừng Luồng thuần loài sang rừng hỗn giao có tỷ lệ cây thân gỗ hợp lý; lồng ghép Đề án tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; kế hoạch khôi phục và phát triển Lim xanh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được tăng cường: Trên địa bàn tỉnh không xảy tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép; ngăn chặn được tình trạng chống người thi hành công vụ bảo vệ rừng; quản lý được tình trạng dân di cư tự do trên địa bàn; công tác PCCCR được tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả, số vụ cháy và diện tích rừng bị thiệt hại giảm sâu, các vụ vi phạm chỉ xảy ra ở mức độ nhỏ lẻ, đều phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Từ tháng 01/2017 đến Quý I/2018, toàn tỉnh phát hiện và xử lý 662 vụ vi phạm hành chính, giảm 165 vụ so với cùng kỳ (20%); tịch thu 684,534 m3 gỗ các loại, giảm 201 m3 so với cùng kỳ (22,7%); khởi tố 03 vụ hình sự, giảm 02 vụ so với cùng kỳ, trong đó: Bắt giữ, xử lý hành chính các đối tượng tỉnh ngoài vận chuyển qua Thanh Hóa 254 vụ, chiếm 63,7% số thu toàn tỉnh. Năm 2017, toàn tỉnh chỉ xảy ra 01 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại 0,7 ha rừng; giảm 01 vụ và 2,9 ha rừng so với năm 2016.

Đi đôi với nhiệm vụ BVR, công tác phát triển rừng và kiểm soát quy hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội, trồng rừng thay thế được thực hiện đồng bộ: Trồng rừng luôn đảm bảo tiến độ, chất lượng theo kế hoạch; độ che phủ rừng tỉnh Thanh Hóa năm 2015 là 52,8%, đến năm 2017 tăng lên 53,03%, đạt kế hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; không triển khai các dự án phát triển kinh tế, như thuỷ điện, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, làm suy giảm chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên; thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên.

Giải quyết hiệu quả tranh chấp đất rừng: UBND tỉnh đã chỉ đạo giải quyết, hiệp thương ổn định các điểm có tranh chấp, tại các khu vực như: Bản Ún xã Mường Lý huyện Mường Lát và bản Sa Lai xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La; Khu vực huyện Bá Thước với huyện Cẩm Thủy, Lang Chánh; ranh giới giữa 2 huyện Quan Sơn với Quan Hóa, Quan Sơn với Lang Chánh; các xã Phú Sơn, Phú Lâm, Định Hải, Trúc Lâm, Hải Hà, Mai Lâm huyện Tĩnh Gia; xã Thiết Ống với xã Điền Quang, xã Thành Sơn với xã Lũng Niêm huyện Bá Thước.

Thực hiện xắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp: Tỉnh Thanh Hóa có 08 Công ty nông, lâm nghiệp, đến nay cơ bản đã thực hiện sắp xếp chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; qua việc sắp xếp, đổi mới nhằm phát huy lợi thế về đất đai, lao động; thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ và quản trị doanh nghiệp, để tạo ra chuỗi sản phẩm nông, lâm nghiệp theo quy trình nông, lâm  nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo công ăn việc làm ổn định và cải thiện đời sống cho người lao động, tăng thu ngân sách nhà nước.

Hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Hủa Phăn thực hiện tốt chương trình phối hợp về BVR, PCCCR vùng biên giới hai tỉnh. Do đó tình hình an ninh rừng vùng biên giới luôn ổn định, góp phần quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; phối hợp với Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện Dự án “Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ở rừng và đồng bằng tỉnh Thanh Hóa”; Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam – giai đoạn 2 tỉnh Thanh Hóa”;  Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ Khí hậu xanh (GCF) tài trợ.

Những thành tựu cơ bản đạt được từ khi thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW : Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện trách nhiệm QLBV&PTR; cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các cấp, các ngành, đơn vị đã nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm trong BV&PTR ở địa phương, đơn vị; qua đó phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị đối với công tác BV&PTR.  Chỉ thị số 13-CT/TW là dấu mốc, đánh dấu bước chuyển mới trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác BV&PTR; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, BV&PTR của chính quyền địa phương. Nhiều cơ chế chính sách được ban hành kèm theo, đã tác động tích cực đến công tác BV&PTR; rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt, các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật, an ninh rừng ngày càng ổn định theo hướng bền vững; phát triển, khai thác sử dụng rừng trồng hiệu quả, sản xuất lâm nghiệp đang thực hiện theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh hằng năm.

Một số bài học kinh nghiệm triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW:

Một là: Công tác BV&PTR phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, toàn diện của cấp ủy Đảng; chỉ đạo, điều hành, thực hiện quyết liệt của chính quyền địa phương; tham mưu đắc lực của các cấp, các ngành; vào cuộc thực sự của cả hệ thống chính trị; tạo được sự đồng thuận của quần chúng nhân dân;

Hai là: Trong chỉ đạo điều hành phải chọn những việc trọng tâm, địa bàn trọng điểm, tránh dàn trải; tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc nổi cộm; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc cơ sở để có những giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả; giao rõ trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương, đơn vị, chủ rừng chịu trách nhiệm trong công tác QLBV&PTR.

Ba là: Làm tốt công tác khuyến lâm, đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào BV&PTR, giúp người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, làm giàu từ rừng, gắn bó người dân với rừng, với phương châm “lấy rừng nuôi rừng, lấy rừng nuôi người”.

Bốn là: Xây dựng các chương trình, dự án, chính sách đặc thù của tỉnh để tạo động lực thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển; cùng với việc phải tích cực tuyên truyền sâu rộng công tác QLBV&PTR, bảo tồn ĐDSH để người dân tích cực tham gia.

Các lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng

Kiểm tra đôn đốc thực hiện công tác BV&PTR

Tác giả: Bùi Viết Kính
Số lượt đọc : 1497 - Cập nhật lần cuối: 17/05/2018 10:05:06 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành