Bảo tồn thiên nhiên 12/04/2018:10:49:08
Đa dạng di truyền của hai loài thông đang bị đe dọa ở Việt Nam: Thông đỏ bắc (Taxus chinensis) và Thông đỏ nam (Taxus wallichiana)
Đánh giá đa dạng di truyền giữa các loài và trong các loài rất quan trọng đối với các chương trình bảo tồn nguồn gen và nhân giống cây trồng. Sự đa dạng di truyền rất quan trọng đối với khả năng thích nghi của loài, tồn tại lâu dài và thích ứng với các điều kiện môi trường thay đổi. Do đó, sự hiểu biết tốt hơn về quá trình di truyền, nghiên cứu sự đa dạng di truyền các loài quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng sẽ cung cấp những dữ liệu quan trọng cho việc phát triển các chiến lược bảo tồn và sử dụng bền vững.

Hai loài thông đỏ Bắc và thông đỏ Nam lựa chọn trong nghiên cứu là những loài quý hiếm có giá trị đặc biệt về mặt y học được sử dụng để sản xuất taxol (hợp chất chữa bệnh ung thư), thủ công mỹ nghệ và làm cảnh. Các loài này phân bố ở vùng núi đá vôi, núi đất phía Bắc và Nam Việt Nam và cả hai loài này đều nằm trong danh sách các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng của IUCN và Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà quản lý và các nhà khoa học thiếu các thông tin quan trọng về đa dạng nguồn gen và cấu trúc di truyền quần thể tự nhiên của hai loài này. Do đó, mục đích trong nghiên cứu là sử dụng sáu cặp mồi SSR được lựa chọn từ 16 cặp mồi SSR để điều tra biến dị di truyền ở mức độ quần thể và loài của hai loài thông đang bị đe dọa ở Việt Nam và hướng dẫn việc bảo tồn, quản lý và phục hồi các loài này ở Việt Nam.

Kết quả chỉ ra rằng sự biến đổi di truyền ở mức độ thấp và mức độ phân biệt quần thể di truyền cao của hai loài thông, có liên quan đến hậu quả của sự can thiệp của con người. Các sinh cảnh của hai loài thông đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi hoạt động của con người và tình trạng khai thác gỗ thương mại trong những thập niên gần đây kể từ năm 1980. Tất cả quần thể nghiên cứu của hai loài thông đều nằm trong các khu rừng nhỏ bị cô lập trong những khu vực không thích hợp cho sự sống còn của chúng. Dựa trên kết quả của chúng tôi, các chiến lược quản lý hiệu quả bao gồm cả bảo tồn nguyên vị và chuyển vị. Bảo tồn ngoại vi có thể được thực hiện ngay như là một cách bảo vệ có thể ngăn ngừa sự xói mòn nguồn gen di truyền của quần thể hoang dã. Xây dựng vườn ươm phục vụ công việc phục hồi quần thể và loài của cả hai loài Thông.

Hình ảnh cấu trúc di truyền quần thể của hai loài đang bị đe dọa ở Việt Nam: thông đỏ Bắc (A) và thông đỏ Nam (B) dựa trên phân tích Bayesian

Nguồn tài liệu:

Dinh Duy Vu, Thi Tuyet Xuan Bui, Minh Tam Nguyen, Dinh Giap Vu, Minh Duc Nguyen, Van Thang Bui, Xiaohua Huang, Yi Zhang (2017). Genetic diversity in two threatened species in Vietnam: Taxus chinensis and Taxus wallichianaJournal of Forestry Research 28 (2): 265–272. https://link.springer.com/article/10.1007/s11676-016-0323-1

Tin: NCS. Vũ Đình Duy
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 

Tác giả: Nguyễn Văn Dũng
Số lượt đọc : 1677 - Cập nhật lần cuối: 12/04/2018 10:04:08 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành