Thanh tra pháp chế 18/12/2013:10:12:40
Đăng ký sử dụng cửa xăng, sao lại không?
Cưa xăng là tài sản của công dân, là công cụ lao động cơ giới giúp con người giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian và tăng năng xuất trong lao động, có thể nói đây là công cụ lao động rất hiệu quả. Một ngày 1 cưa xăng có thể cắt hạ được hàng trăm m3 gỗ, kể cả những cây rừng hàng trăm năm tuổi nhưng với cưa xăng cắt hạ chỉ trong 1 giờ.

Cũng như cưa xăng, xe máy cũng là tài sản công dân, là phương tiện giúp con người đi lại thuận tiện, giải quyết được rất nhiều công việc trong sinh hoạt, đời sống con người ở nước ta có đến 99% gia đình có xe máy, giá cả khác nhau. Từ 2 triệu, 3 triệu đến hàng trăm triệu đồng cũng có. Nhân dân chủ yếu sử dụng loại 5 đến 15 triệu đồng là phổ biến. Hiện có hàng triệu xe máy trên khắp nước phục vụ đời sống con người hữu hiệu.

Cưa xăng cũng có giá từ 5 đến 15 triệu đồng và chỉ với 1 mục đích chính là cưa xẻ gỗ, chỉ có cái là cưa xẻ gỗ hợp pháp hay bất hợp pháp mà thôi, do đó có thể xếp cưa xăng vào loại công cụ đặc thù. Xe máy dù giá thấp hay cao, tốt hay xấu, cũ hay mới đều phải chấp hành quy định của pháp luật Nhà nước như đăng ký, bảo hiểm bắt buộc, phí giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn, khi tham gia giao thông loại xe trên 50 cm3 người điều khiển phải có giấy phép lái xe khi bán xe cho người khác phải sang tên đổi chủ nộp thuế trước bạ.

Cưa xăng so với xe máy thì số lượng rất ít chỉ khoảng không đến 1% mà thôi, vậy sao cưa xăng lại không phải đăng ký như xe máy. Từ chỗ không được đăng ký sử dụng nên việc quản lý cưa xăng là rất khó, hàng năm chúng ta mất đi hàng triệu cây rừng là do có sự góp sức của cưa xăng, với những chiếc cưa xăng có thể vừa được sử dụng để cưa xẻ cây rừng trái phép, nhưng không bắt được quả tang thì ngành chức năng cũng không làm được gì, người sử dụng cưa vẫn ngang nhiên để ở nhà hoặc vận chuyển trên đường di chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ vùng này sang vùng khác để lại tiếp tục khai thác rừng trái phép mà không được kiểm soát.

 

Đưa tủ đựng cưa xăng vào nhà Trưởng thôn Đăng, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành 

Những vụ khai thác rừng, phá rừng trái phép lớn xảy ra, công cụ để hoạt động chủ yếu là cưa xăng, ngoài hạ những cây gỗ lớn còn làm đổ dập hàng loạt cây con 1 vùng rộng lớn, thiệt hại không thể kể hết được. Có đi vận động quản lý cưa xăng tập trung tại cộng đồng thôn, xã mới thấy được sự khó khăn vất vả của lực lượng Kiểm lâm. Nếu có chế tài như sử dụng cưa xăng thì phải có đăng ký như xe máy thì việc quản lý cưa xăng sẽ không khó và nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép được kiểm soát và hạn chế.

Vậy đề nghị các cấp có thầm quyền nghiên cứu xem xét nên quy định đăng ký cho cưa xăng loại công cụ tài sản lời bất cập hại này?

Tác giả: Quách Công Thanh - Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Thành
Số lượt đọc : 1102 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2013 10:12:40 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành