Xây dựng lực lượng 16/04/2023:09:25:11
HẠT KIỂM LÂM QUAN SƠN, CHẶNG ĐƯỜNG 26 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

         Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn là đơn vị hành chính trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa có chức năng tham mưu cho Chi cục trưởng và UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn huyện.Trụ sở chính đóng tại khu 5, thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn; được thành lập theo Quyết định số 182/QĐ-TC/UB ngày 30/01/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở tách ra từ Hạt Kiểm lâm Quan Hóa cũ. Hiện tại đơn vị hiện có tổng số 22 cán bộ; về trình độ chuyên môn trên đại học 02 đồng chí (9,1%), đại học 18 đồng chí (81,8%), trung cấp 02 đồng chí (9,1%); về lý luận chính trị có 02 đồng chí CCLLCT (9,1%), trung cấp 06 đồng chí (27,3%), sơ cấp 14 đồng chí (63,6%); 86,4% cán bộ có chứng chỉ quản lý Nhà nước là Kiểm lâm viên; 100% cán bộ có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.Về cơ cấu tổ chức có 03 Trạm Kiểm lâm trực thuộc và 01 Tổ văn phòng Hạt, trong đó:

         (1) Trạm Kiểm lâm Trung Hạ (trụ sở tại xã Trung Hạ), phụ trách địa bàn các xã Trung Xuân, Trung Tiến, Trung Hạ, Trung Thượng và Sơn Hà.

         (2) Trạm Kiểm lâm Na Mèo (trụ sở tại xã Sơn Điện), phụ trách địa bàn các xã Sơn Điện, Na Mèo và Mường Mìn;

         (3) Trạm Kiểm lâm Sơn Thủy (trụ sở tại xã Sơn Thủy), phụ trách địa bàn xã Sơn Thủy.

         (4) Tổ văn phòng Hạt, phụ trách địa bàn các xã Tam Lư, Tam Thanh và Thị trấn Sơn Lư.

         Trải qua 26 năm hình thành và phát triển Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn đã đạt được những thành tựu nhất định được Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và nhân dân trên địa bàn Quan Sơn ghi nhận, đánh giá cao. Là huyện miền núi biên giới có diện tích tự nhiên rộng thứ 2 và độ che phủ rừng cao nhất toàn tỉnh, đạt 89,24%; có 84 km đường biên giới với nước bạn Lào. Đến cuối năm 2022, toàn huyện có 88.381 ha đất lâm nghiệp (chiếm 95% diện tích tự nhiên), trong đó rừng tự nhiên 71.099,5 ha, rừng trồng14.819,44 ha, chưa có rừng 1.877,74 ha;rừng Quan Sơn có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều loài động, thực vật đặc hữu và nhiều loài cây dược liệu quý, nhiều loại lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường như nứa, vầu,luồng với hơn 100 triệu cây và hàng vạn tấn lâm sản ngoài gỗ. Trong những năm gần đây rừng phòng hộ được bảo vệ và phát triển ngày càng tốt hơn, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng biên giới; rừng sản xuất được mở rộng về quy mô diện tích, cơ cấu cây trồng từng bước được xác định phù hợp, đặc biệt là việc sử dụng các loại giống nuôi cấy mô cho năng xuất cao, hình thành được các vùng nguyên liệu tập trung như vùng nứa, vầu, vùng luồng, vùng gỗ nguyên liệu. Tài nguyên rừng đã và đang giúp cho nhân dân các dân tộc miền núi xóa đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu từ rừng.

         Tuy địa bàn quản lý rộng, diện tích rừng rất lớn, là nơi có nguồn tài nguyên rừng phong phú; trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn thử thách song “những chiến sỹ Kiểm lâm” của Hạt Kiểm lâm Quan Sơn không quản ngại khó khăn, gian khổ quyết tâm sát dân, bám rừng, tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền địa phương, bảo vệ từng cây gỗ, từng tấc rừng, giữ vững màu xanh nơi biên cương của tổ quốc; phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương, các ban, ngành tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về Lâm nghiệp cho nhân dân trên địa bàn, từng bước nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, tuyên truyền cho người hiểu hơn về giá trị của rừng, qua đó nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn nhân dân trồng rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, phát triển kinh tế từ nghề rừng góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế địa phương.

         Trong sự nghiệp trồng cây gây rừng, Bác Hồ rất quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng người nói “ Rừng là vàng nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất quý” Bác chỉ cho chúng ta thấy rừng là tài sản quý của quốc gia. Nếu chúng ta biết chăm lo bảo vệ xây dựng và phát triển thì rừng sẽ đem lại lợi ích lớn cho con người, nếu chúng ta thiếu đi sự quan tâm, giữ gìn, để mất rừng thì tác hại cũng không nhỏ đối với đời sống và sản xuất. Thực hiện lời dạy của Người, “những chiến sĩ” của Hạt Kiểm lâm Quan Sơn đã không quản rừng sâu, núi cao, không nề gian khổ, khó khăn và nguy hiểm có thể đe doạ đến tính mạng, nơi nào có rừng là nơi đó có bàn chân Kiểm lâm, không để mất rừng và cháy rừng xảy ra trên địa bàn.Với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 85 nghìn ha rừng, Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn tập trung chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm trực thuộc, công chức, viên chứcKiểm lâm thường xuyên tuần tra, giám sát địa bàn được giao quản lý; thực hiện tốt công tác theo dõi, cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời những biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Qua đó, góp phần phục vụ hiệu quả, cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác thống kê lâm nghiệp, giúp cho chính quyền địa phương quản lý và chỉ đạo tốt các hoạt động liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp…

         Nhìn lại 26 năm qua, quãng thời gian ấy là không dài, nhưng đối với sự nghiệp bảo vệ rừng nói chung và hoạt động của  lực lượng Kiểm lâm Quan Sơn nói riêng là một khoảng thời gian biến động không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đã vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách nơi núi cao rừng sâu, những cám dỗ về vật chất và cả những hành vi côn đồ của lâm tặc để gìn giữ màu xanh cho rừng. Với truyền thống 26 năm xây dựng và trưởng thành, công chức, viên chức Hạt Kiểm lâm Quan Sơn tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và bày tỏ lòng biết ơn sự lãnh đạo của cấp trên và sự ủng hộ của các cấp, các ngành, đặc biệt của nhân dân các dân tộc trong huyện và sự cố gắng phấn đấu không mệt mỏi của những thế hệ “chiến sỹ Kiểm lâm”.

         Trong thời gian tới, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hết sức nặng nề, đòi hỏi lực lượng Kiểm lâm phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa. Tập thể Lãnh đạo và công chức, viên chức, người lao động Hạt Kiểm lâm Quan Sơn quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu sau:

         Một là:Quyết tâm giữ vững ổn định an ninh rừng tại gốc, không để xảy ra cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra; hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm tại gốc và thiệt hại lâm sản từ rừng tự nhiên trên địa bàn;

         Hai là: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác BV&PTR; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng, phát huy lợi thế các sản phẩm lâm nghiệp chủ lực của huyện như nứa, vầu và một số cây đặc sản, cây bản địa;

         Ba là: Đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp cho người dân; hướng dẫn nhân dân bảo vệ rừng, sử dụng rừng hiệu quả; hướng tới mỗi người dân phải là một nhân viên BVR trên chính diện tích rừng được nhà nước giao quản lý bảo vệ;

         Bốn là: Tập huấn, huấn luyện, nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho Kiểm lâm viên, đủ kinh nghiệm, bản lĩnh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tham mưu, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác BVR, PTR và PCCCR.

Một số hình ảnh về  hoạt động của Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn

Đại hội Công đoàn Hạt nhiệm kỳ 2023 – 2028

Tham gia Tết trồng cây xuân Quý Mão năm 2023

Phối hợp kiểm tra an ninh rừng tại xã Sơn Điện

Tập huấn nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho KLV

Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW tại xã Tam Lư

Tác giả: Hạt Kiểm Lâm huyện Quan Sơn
Số lượt đọc : 307 - Cập nhật lần cuối: 16/04/2023 09:04:11 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành