SD&PT rừng 07/12/2020:13:41:31
Đầu tư nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp là các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao về khoa học, môi trường và kinh tế hướng tới bảo vệ và phát triển rừng bền vững đang còn bỏ ngỏ.
Hiện nay, các loại lâm sản ngoài gỗ như các loài cây dược liệu, nguyên liệu chế biến đang bị khai thác mạnh tới mức suy giảm về số lượng và chất lượng trong rừng tự nhiên, gây áp lực không nhỏ trong công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung rừng tự nhiên nhiều loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị về khoa học, bảo tồn, bảo vệ môi trường, đặc biệt có giá trị cao về kinh tế chưa được các nhà khoa học quan tâm đúng mức để nghiên cứu khảo nghiệm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận giống cây trồng lâm nghiệp, từ đó thực hiện trồng rừng có giá trị kinh tế cao.

 

Chúng ta đã biết, theo quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017, chủ rừng tự nhiên là rừng phòng hộ, sản xuất được trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, không làm suy giảm diện tích, chất lượng của rừng và được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được từ hoạt đồng trồng cây lâm sản ngoài gỗ này. Bên cạnh đó, hoạt động trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng vừa có tác dụng bảo tồn các loài đặc hữu, cây có giá trị cao về khoa học, vừa có tác dụng bảo vệ tầng đất mặt, chống xói mòn góp phần giảm nhẹ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét,… vừa hiệu quả kinh tế rất cao khi thu hái sản phẩm lâm sản ngoài gỗ cung cấp ra thị trường làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc được sử dụng trực tiếp (1kg hoa sấy khô Trà hoa vàng có giá trên thị trường hiện nay là gần 20 triệu đồng; 1 kg củ tươi Bảy lá 1 hoa có giá trên thị trường là trên 1 triệu đồng,…).

Tuần tra bảo vệ rừng

          Theo Danh mục các loài cây trồng lâm nghiệp chính ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài 14 cây trồng lâm nghiệp mục đích lấy gỗ có chu kỳ kinh doanh dài, có 06 cây trồng lâm sản ngoài gỗ, gồm: Hồi, Mắc ca, Quế, Sơn tra, Thông nhựa, Trám. Như vậy, theo chúng tôi chưa tương xứng với tiềm năng đa dạng loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị của Việt Nam, bởi hiện nay, người dân theo sự đòi hỏi của thị trường đã trồng nhiều loài cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng như: Trà hoa vàng, bảy lá 1 hoa, ngải đen,… có giá trị kinh tế rất cao.

          Bởi vậy, nghiên cứu, khảo nghiệm đưa các loài lâm sản ngoài gỗ ưa bóng dưới tán rừng theo chúng tôi cần được các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học quan tâm hơn nữa để bổ sung vào tập đoàn cây trồng rừng và triển khai trong công tác trồng rừng và xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao về khoa học, môi trường và kinh tế tại các vùng sinh thái phù hợp; vừa bảo đảm mục tiêu giữ nguyên trạng và phát triển diện tích rừng tự nhiên hiện có, vừa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của chủ rừng trong công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, tiến tới người dân, chủ rừng sống và làm giàu được với nghề rừng trong tương lai, bảo đảm các mục tiêu của phát triển bền vững./.

Tác giả: Lê Nguyên Chất
Số lượt đọc : 732 - Cập nhật lần cuối: 07/12/2020 01:12:31 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành