Tin tức - Sự kiện 27/10/2020:09:14:02
Hội thảo về Bảo vệ môi trường tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, Quan Hóa
Thực hiện công tác Bảo tồn thiên nhiên năm 2020. Từ ngày 22-23/10/2020, tại huyện Quan Hóa, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo về Bảo vệ môi trường tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, Quan Hóa.

 

Tham dự Hội thảo có đồng chí Thiều Văn Lực - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, chủ trì Hội thảo; đại diện Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường); đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quan Hóa, Quan Sơn; đại diện Lãnh đạo UBND xã, cán bộ Lâm nghiệp, cán bộ địa chính thuộc 04 xã (Nam Động, huyện Quan Hóa; Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng huyện Quan Sơn) thuộc vùng đệm Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam động; đại diện Lãnh đạo, Kiểm lâm địa bàn các xã có diện tích rừng đặc dụng thuộc 12 hạt Kiểm lâm: Mường Lát, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân, Thạch Thành, Như Xuân, Như Thanh, Hà Trung, Thọ Xuân và Ven Biển; đại diện Ban quản lý, hộ gia đình 11 thôn (bản) vùng đệm Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam động.

Đồng chí Thiều Văn Lực – Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm – Khai mạc hội nghị  

Hội thảo đã nghe 08 bài tham luận, các ý kiến tham gia của các nhà chuyên môn, nhà quản lý, chính quyền địa phương và người dân địa phương đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác bảo vệ môi trường; cũng như, ảnh hưởng của công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng đối với bảo vệ môi trường hiện nay.

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

Qua đó, Hội thảo đã thống nhất kiến nghị và định hướng một số giải pháp trong công tác BVMT trong thời gian tới nhằm đáp ứng công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như sau: 

Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu bức xúc của công tác BVMT, triển khai và phổ biến rộng rãi Luật BVMT năm 2014, tích cực hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn hàng năm, qua đó nâng cao nhận thức của mỗi người dân tự giác tham gia công tác BVMT.

Hai là: Phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, giảm phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính; bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc cây xanh; sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiên liệu hoá thạch. Các ngành chức năng hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh triển khai thực hiện Quyết định số: 130/2007/QĐ - TTG ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. 

Ba là: Tăng cường các nguồn lực (từ ngân sách địa phương, vốn các doanh nghiệp, vốn trong nhân dân) để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, kiên quyết không để còn đất trống, đồi núi trọc. Tăng cường trồng rừng ngập mặn, có phương án tạo nguồn nước ngọt, giải quyết nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân các huyện ven biển.

Bốn là: Ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng du canh, du cư, đốt nương làm rẫy; áp dụng các giải pháp khoa học trong trồng cây lâm nghiệp trên nền đất dốc hạn chế sói mòn, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh chống thoái hóa, sa mạc hóa và ô nhiễm môi trường đất, áp dụng giải pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM); thực hiện chế độ luân canh, xen canh hợp lý; có giải pháp duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái một cách hiệu quả và bền vững.

Năm là: Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, phát triển công nghệ thân thiện với môi trường, tăng cường đầu tư cho công tác BVMT, đầu tư các công trình xử lý chất thải tập trung, thu gom xử lý triệt để chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

Sáu là: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về BVMT, xác định rõ trách nhiệm BVMT của các cấp chính quyền, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ đối với công tác BVMT. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh;  Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về BVMT, đặc biệt đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các điểm nóng về ô nhiễm môi trường đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân; đồng thời, công khai thông tin về các cơ sở vi phạm pháp luật về BVMT.

Bảy là: Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường ở các khu vực, vùng, miền trọng điểm của tỉnh nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những diễn biến phức tạp của môi trường, đảm bảo môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp.

Tác giả: Lê Ngọc Nguyện
Số lượt đọc : 574 - Cập nhật lần cuối: 27/10/2020 09:10:02 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành