Tin tức - Sự kiện 21/02/2020:09:02:57
Huyện Thạch Thành triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng năm 2020
Công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (BTĐDSH, QLBV&PTR, PCCCR) trên địa bàn huyện Thạch Thành năm 2019 đã đạt được những kết quả khá toàn diện, an ninh rừng ngày càng ổn định theo hướng bền vững, các hành vi vi phạm quy định Luật Lâm nghiệp sớm được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, nhận thức của người dân về công tác BTĐDSH, QLBV&PTR, PCCCR cũng như thu nhập từ nghề rừng không ngừng được nâng lên, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn; Tuy nhiên, bên cạnh đó còn vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng, khai thác, xâm lấn rừng trái phép, ảnh hưởng đến ổn định an ninh rừng.

Công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (BTĐDSH, QLBV&PTR, PCCCR) trên địa bàn huyện Thạch Thành năm 2019 đã đạt được những kết quả khá toàn diện, an ninh rừng ngày càng ổn định theo hướng bền vững, các hành vi vi phạm quy định Luật Lâm nghiệp sớm được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, nhận thức của người dân về công tác BTĐDSH, QLBV&PTR, PCCCR cũng như thu nhập từ nghề rừng không ngừng được nâng lên, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn; Tuy nhiên, bên cạnh đó còn vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng, khai thác, xâm lấn rừng trái phép, gây mất ổn định an ninh rừng.

Nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác BTĐDSH, QLBV&PTR, PCCCR trong năm 2019; tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BTĐDSH, QLBV&PTR, PCCCR, nhất là các quy định của pháp luật và chủ trương chính sách mới, gắn với việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã tham mưu Ban thường vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện công tác BTĐDSH, QLBV&PTR, PCCCR trên địa bàn huyện, cụ thể:

Đối với việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW và công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật:

Tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Chỉ thị 13-CT/TW 12/01/2017 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW; Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lâm nghiệp, Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực, bảo tồn đa dạng sinh học, lĩnh vực  Lâm nghiệp.

Đẩy mạnh việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực BTĐDSH, QLBV&PTR, PCCCR đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của địa phương, đơn vị; Tổ chức sửa đổi, bổ sung quy ước (hương ước) thôn nội dung liên quan đến Lâm nghiệp, có sự tham gia của người dân; rà soát sửa đổi các tiêu chí xây dựng mô hình khu dân cư “3 không” trong bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phù hợp với thực tế yêu cầu công tác BTĐDSH, QLBV&PTR, PCCCR của từng khu dân cư trong từng năm. 

Ủy ban Kiểm tra huyện ủy phối hợp với Hạt Kiểm lâm Thạch Thành hàng năm tổ chức kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW và các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Lâm nghiệp ở các Đảng ủy, Chi ủy trực thuộc; Trong đó, năm 2020 tổ chức kiểm tra kết quả khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra sau kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác QLBV và phát triển rừng tại các Đảng ủy, Chi ủy đã được kiểm tra, giám sát trong các năm 2018 và 2019.

Đối với công tác bảo vệ rừng, PCCCR.

Rà soát diện tích các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ bị khai thác, phá rừng, dễ xảy ra cháy rừng, hàng năm xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm giữ vững ổn định an ninh rừng và không để cháy rừng xảy ra. Tập trung xây dựng lực lượng BVR, PCCCR ở các khu dân cư, làm tốt việc vận động nhân dân tố giác các đối tượng vi phạm luật Lâm nghiệp; đồng thời thường xuyên thực hiện việc tuần tra, kiểm tra rừng, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và kinh doanh lâm sản trái phép để răn đe giáo dục; thực hiện nghiêm túc việc đưa các đối tượng vi phạm ra kiểm điểm trước dân theo quy ước, hương ước khu dân cư.

Trong những tháng trọng điểm cháy, bám sát các bản tin dự tính, dự báo nguy cơ cháy rừng, thực hiện tốt việc cảnh báo đến các khu dân cư, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyền truyền về PCCCR; tổ chức lực lượng tại chỗ tăng cường việc trực gác lửa rừng ở các khu vực rừng dễ cháy; rà soát lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ tham gia chữa cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ" để chữa cháy rừng nếu có cháy rừng xảy ra; thực hiện tốt việc điều tra nguyên nhân và thủ phạm gây ra cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (nếu có).

Đối với công tác nghiên cứu khoa học bảo tồn đa dạng sinh học, quy hoạch, phát triển rừng.

Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thâm canh kinh doanh rừng gỗ lớn, thực hiện kinh doanh rừng bền vững, mở rộng diện tích rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững, nhằm nâng cao sản lượng và giá trị kinh tế nghề rừng, kết hợp bảo vệ môi trường. Quan tâm chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt việc khoanh nuôi, bảo vệ, làm giàu rừng, đối với diện tích rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn, từng bước nâng cao phẩm cấp và chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng, thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa rừng tự nhiên theo tinh thần Chỉ thị 13-CT/TW và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017.

Chỉ đạo thực hiện thường xuyên việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn để báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch theo hướng đưa diện tích rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp và bóc tách diện tích đất bằng quy hoạch rừng phòng hộ xen kẽ với núi đá sang rừng sản xuất tạo điều kiện để nhân dân trồng rừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống (theo Quyết định 5133/QĐ-UBND ngày 04/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020 và rà soát, đánh giá diện tích rừng tự nhiên ngoài quy hoạch lâm nghiệp).

Hàng năm, cân đối nguồn ngân sách của huyện, có chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, đề tài, dự án khoa học công nghệ liên quan đến công tác bảo tồn, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng để triển khai thực hiện có hiệu quả cao, tạo tiền đề để bảo vệ vững chắc diện tích rừng tự nhiên hiện có, phát triển diện tích rừng trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giảm áp lực đến rừng tự nhiên.

Một số hình ảnh tuần tra bảo vệ rừng

 

Tác giả: Lê Nguyên Chất
Số lượt đọc : 586 - Cập nhật lần cuối: 21/02/2020 09:02:57 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành